SỨC KHỎE MẸ VÀ BÉ

TRANG CHỦ

THAI KỲ VÀ SAU SINH

DINH DƯỠNG MẸ VÀ BÉ

NUÔI DẠY CON

SỨC KHỎE MẸ VÀ BÉ

Lý do muôn thuở khiến mẹ không hiểu tâm lý con
và bí quyết để "Hiểu con tuốt tuồn tuột"

Làm mẹ chẳng hề dễ bởi nhiều khi ta rất đau đầu với con, mặc dù chỉ muốn nuôi dạy con thật tốt và mong những điều tốt nhất đến với bé, thế nhưng dường như nhiều bạn nhỏ chưa hiểu được tâm tư đó của mẹ.
Trẻ thường có xu hướng chống đối và phản kháng lại người lớn, thậm chí nảy sinh những mâu thuẫn, cãi vã gay gắt và “bùng nổ” với mẹ bởi cho rằng mẹ không hiểu và hay áp đặt lên mình.

Vậy làm thế nào để hiểu được tâm lý của con, cư xử ra sao để trẻ ngoan ngoãn nghe lời? Đây là điều mà hầu hết các mẹ đều trăn trở.

Tại sao mẹ lại chưa hiểu con?

Trong quá trình nuôi dạy con, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi thể chất, cảm xúc và hành vi khiến đôi khi tâm lý, suy nghĩ của con rất khó nắm bắt. Thậm chí ở những giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ và vượt bậc như giai đoạn vàng từ 3-5 tuổi, nhiều người còn sốc vì “không nhận ra con”. Lý giải về điều này, các chuyên gia đưa ra một số lý do điển hình phổ biến.


- Khoảng cách thế hệ
:
Tuổi tác tạo nên sự khác biệt trong tư tưởng, lối sống giữa mẹ và con, từ đó dẫn đến sự bất đồng, không thể kết nối và không hiểu nhau.

- Không có thời gian dành cho nhau: Việc không có đủ thời gian chất lượng giữa mẹ với con sẽ gây ra mất kết nối và đây là một nguyên nhân lớn dẫn đến việc mẹ không hiểu được con mình.

- Không hiểu nhu cầu về sự riêng tư của con: Trẻ càng lớn càng muốn khẳng định sự độc lập và có những nhu cầu về sự riêng tư, thế nhưng, nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy sốc vì con đột ngột thay đổi, không chia sẻ hay chuyện trò với người lớn nhiều nữa.

- So sánh con với thời thơ ấu của mẹ: Đây là tâm lý khá phổ biến dẫn đến việc các bậc phụ huynh và con không có tiếng nói chung với nhau. Mỗi thời đại đều có những khó khăn, vấn đề và cách tư duy khác nhau, các mẹ không nên sử dụng thời ấu thơ của mình để làm tiêu chuẩn cho con.

- Rào cản của công nghệ: Thói quen sử dụng công nghệ mọi lúc mọi nơi của nhiều bà mẹ ngày nay sẽ khiến bố mẹ bị phân tâm cả khi ở ngay bên cạnh con cái. Hành động này khiến con hiểu rằng thời gian bố mẹ dành cho con không có giá trị, bố mẹ không quan tâm mình, dẫn đến trẻ buồn chán và xa cách bố mẹ….

- Sự khác biệt về tính cách: Mỗi người đều có tính cách và quan điểm riêng, do đó việc mẹ và con có thể hoàn toàn đồng điệu trong mọi suy nghĩ là điều khó xảy ra. Việc không tôn trọng sự khác biệt của nhau có thể dẫn đến những mâu thuẫn và tranh cãi không đáng có.

Vậy hậu quả của việc mẹ chưa hiểu con đem lại

Sự "chưa hiểu" giữa mẹ và con có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai.

- Gây ra mâu thuẫn, xung đột: Khi mẹ không hiểu con, con sẽ cảm thấy không được tôn trọng, buồn bã và dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực như không vâng lời, cãi lời bố mẹ,... Mâu thuẫn giữa mẹ và con có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển của con và nếu không giải quyết sớm, khi lớn lên con sẽ trở thành một người cục cằn, dễ nổi giận và quan hệ giữa mẹ và con sẽ trở nên xa cách.

- Gây tổn thương tâm lý: Trẻ nhỏ là những cá nhân nhạy cảm, tinh tế và cực kỳ để ý tới hành động của người lớn. Việc mẹ không hiểu và không tin tưởng nhưng đồng thời cũng không trao cho con cơ hội lên tiếng có thể khiến các bạn nhỏ cảm thấy tổn thương và mất đi niềm tin. Nó sẽ tạo ra những vết thương tâm lý bên trong con, khiến con không còn muốn chia sẻ với gia đình, thu mình lại và tích tụ những suy nghĩ tiêu cực.

Giải pháp nào để mẹ có thể "Hiểu con tuốt tuồn tuột"

Để giải quyết vấn đề "mẹ chưa hiểu con", các mẹ hãy nỗ lực và cố gắng những điều sau đây nhé!

- Cải thiện giao tiếp: Mẹ và con cần dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Hãy lắng nghe trẻ, cởi mở và tôn trọng quan điểm của con.

- Giảm bớt áp đặt: Mẹ cần thấu hiểu và tôn trọng những mong muốn, ước mơ của con. Hãy để con tự do phát triển và khám phá bản thân.

- Tăng cường thấu hiểu: Mẹ và con hãy dành thời gian để tìm hiểu về thế giới của nhau. Hãy đọc sách, xem phim, tham gia các hoạt động chung để hiểu rõ hơn về sở thích, quan điểm và lối sống của nhau.

- Đồng hành cùng con trong những bài học đầu đời: Khi lớn lên, con sẽ bỡ ngỡ trước rất nhiều thứ trong cuộc sống. Lúc này, mẹ không chỉ là người dẫn dắt, chỉ bảo con nên làm gì mà con là người đồng hành, bên cạnh con nếu lỡ may con thất bại.

- Học cách chia sẻ với con, dù là điều khó nói nhất: Cuộc sống không phải lúc nào mọi chuyện cũng theo ý và sẽ có khi khó khăn ập tới. Thay vì giữ kín với trẻ, hãy học cách chia sẻ cho con theo một cách đặc biệt. Đó là cách để trẻ học cách đối mặt với thử thách một cách dũng cảm!

- Tìm kiếm sự trợ giúp: Nếu mâu thuẫn giữa mẹ và con quá lớn và khó có thể giải quyết, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý hoặc người lớn có uy tín.

Mối quan hệ mẹ con là một mối quan hệ thiêng liêng và vô cùng quan trọng. Để vun đắp cho mối quan hệ này ngày càng bền chặt và hạnh phúc, cả mẹ và con cần phải nỗ lực để hiểu nhau hơn. Hãy nhớ rằng, sự thấu hiểu và chia sẻ chính là chìa khóa để giải quyết mọi mâu thuẫn và gắn kết tình cảm mẹ con.
Hiểu được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thiêng liêng của mối quan hệ bố, mẹ đối với con trong gia đinh, Nhà xuất bản Hà Nội kết hợp cùng Crabit Kidbooks cho ra đời bộ sách "Hiểu con tuốt tuồn tuột" để giúp bố, mẹ dễ dàng tiếp cận cũng như thấu hiểu con mình hơn. Bộ sách như một cuốn cẩm nang "đọc vị" các bạn nhỏ, giúp bố mẹ đồng hành cùng con và hiểu con hơn trong quá trình phát triển, có nhiều thời gian bên nhau hơn cũng như biết cách chia sẻ với nhau mọi điều trên đời, dù là điều khó nói nhất!

BỘ SÁCH
"HIỂU CON TUỐT TUỒN TUỘT"

Ưu đãi nhân dịp ra mắt

337.000đ

chỉ còn

303.000đ/bộ

GIẢM 10% 

Nhận hàng kiểm tra thanh toán

NHANH TAY ĐẶT SÁCH 
ƯU ĐÃI CÓ HẠN

Nhận hàng kiểm tra - thanh toán

ĐỊA CHỈ 

☎️Hotline: 0823.674.046
🏡Số 5 ngõ 379 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
📍Crabit Kidbooks - Nhà phát hành sách đồng hành cùng giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 - 12 tuổi

ĐẶT HÀNG TẠI 
🔸Website: https://crabitkidbooks.com
🔸Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/crabitnotebuck
🔸Shopee: https://shopee.vn/crabitkidbooks