Nếu trình trạng này để lâu, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai.
- Tổn thương tâm lý: Khi có nhiều tâm sự cần giãi bày mà không được lắng nghe, trẻ sẽ tự chịu đựng, tự đối diện với những vấn đề khó khăn và tạo ra một sức ép tâm lý lớn lên bản thân mình.
- Con tiếp tục mắc lỗi: Vì con và bố mẹ không thể giao tiếp hiệu quả với nhau, nếu có mắc lỗi trẻ sẽ không ý thức được hành động của mình là sai hay đúng, không chịu lắng nghe lời khuyên, lời dạy từ bố mẹ và sẽ tái phạm nhiều lần.
- Con mất kết nối với bố mẹ: Thể hiện xu hướng cảm xúc mạnh cũng như chống đối, ít tương tác bố mẹ thường xuyên dần dà sẽ khiến quan hệ giữa mọi người trong gia đình trở nên xa cách.
- Con tự cô lập bản thân: Nếu không được nuôi dạy đúng cách bằng sự tôn trọng và quan tâm, sự nhạy cảm lâu ngày sẽ thành sự mặc cảm và cả nóng giận thường trực, con sẽ trở thành người lúc nào cũng cau có, khó chịu, tránh xa mọi người. Đồng thời con cũng sẽ tự bất mãn với bản thân, nghĩ rằng những cố gắng của mình không được bố mẹ để ý và quan tâm và thu mình lại.
- Con trở nên dễ mất bình tĩnh, nóng giận: Điều đáng ngại nhất ở những bạn nhỏ nhạy cảm là nếu không được bố mẹ đồng cảm, những hành vi chống đối, mất bình tĩnh ở con sẽ càng ngày càng nhiều và dần dần sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con.